Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Khóa và mở khóa máy tính bằng điện thoại

Bạn đặt 1 chiếc laptop có đặt mật khẩu trên bàn làm việc, khi bạn tiến lại gần và ngồi xuống trước máy tính, nó tự động mở khóa và cho bạn sử dụng. Khi xong việc và rời đi máy tính của bạn lại tự động khóa lại và yêu cầu mật khẩu giống như vía của bạn khiến chiếc máy tính sợ hãi và phải mở khóa.
 
 Dụng cụ cần thiết 
Để làm được màn ảo thuật đặc sắc này, các bạn cần có 1 chiếc máy tính có cổng Bluetooth (thông thường chúng ta sẽ dùng laptop, nếu bạn dùng máy bàn thì bạn cần thêm 1 đầu Bluetooth cắm cổng USB), một chiếc smartphone có hỗ trợ giao tiếp Bluetooth, phần mềm Microsoft Bluetooth Stack (có sẵn trong Windows XP SP2 trở lên) hoặc WIDCOMM Bluetooth Stack và một trong những phần mềm miễn phí dưới đây.
Trước tiên các bạn cần bật Bluetooth trên cả điện thoại và máy tính và cho chúng kết nối với nhau để máy tính có thể lấy được địa chỉ MAC của điện thoại và ngược lại. Sau đó tùy vào hệ điều hành mà bạn đang dùng trên máy tính mà bạn cài phần mềm hỗ trợ tương ứng trong 3 phần mềm đã nêu ở trên.

Bởi mỗi hệ điều hành khác nhau sẽ có cơ chế khóa máy khác nhau nên sẽ có 3 phần mềm dùng cho 3 hệ điều hành này. Về cơ bản thì bạn có thể sử dụng bất kì thiết bị nào có khả năng kết nối Bluetooth để hoàn thành thủ thuật này, như ở bài viết này chúng ta sẽ dùng smartphone làm chìa khóa. bạn có thể sử dụng các thiết bị sử dụng Android hay iOS đều được.
Mỗi hệ điều hành đều có cách cài đặt và sử dụng khác nhau, nhưng do mức độ phổ biến của Windows tại Việt Nam nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cài đặt cụ thể trên hệ điều hành này, các hệ điều hành khác cũng cài đặt bằng cách tương tự, chắc hẳn những bạn đủ khả năng để sử dụng hệ điều hành khác ngoài Windows sẽ đủ sức tự cài đặt những ứng dụng này trên 2 hệ điều hành còn lại.
Các bước tiến hành
Bật Microsoft Bluetooth Stack để máy tính và điện thoại có thể kết nối được với nhau. Sau khi cài đặt BTProximity các bạn hãy bật chương trình này lên, cách nhanh nhất là mở Start Menu và gõ BTP.

Ứng dụng này sẽ được chạy ẩn dưới khay hệ thống, bạn hãy click chuột phải vào biểu tượng của BTProximity rồi chọn mục Configure



 Một cửa sổ mới sẽ hiện ra chứa tất cả các thông tin cần thiết để tạo ra màn ảo thuật hấp dẫn này. Đầu tiên các bạn hãy nhấn nút Install Unlock để máy tính có thể tự mở khóa khi bạn mang điện thoại đến gần máy tính (nếu không cài đặt bạn sẽ chỉ có thể tự khóa máy tính khi bạn rời khỏi máy).
 Sau khi cài đặt thành công, sẽ có 1 hộp thoại nhỏ hiện lên thông báo cho bạn biết kết quả cài đặt

Click Ok để trở lại cửa sổ cấu hình bên trên, lúc này hãy nhấn vào dòng Manage Credentials.

Cửa sổ Log on của Windows sẽ hiện lên, hãy chọn username và điền mật khẩu của tài khoản mà bạn muốn đăng nhập tự động bằng Bluetooth. Nhớ đánh dấu vào mục Remember my password
Để chọn thiết bị di động sử dụng Bluetooth, các bạn hãy nhấn vào nút Select trong mục Bluetooth Mobile Device. Phần mềm sẽ tự động dò tìm các thiết bị Bluetooth trong tầm kết nối với máy tính để bạn chọn thiết bị muốn sử dụng. Với 1 số máy tính cũ, chức năng tìm kiếm các thiết bị Bluetooth khác đôi khi không hoạt động, bạn sẽ phải gõ tay địa chỉ MAC của điện thoại vào khung này

 Tại mục When in range, ping every các bạn điền khoảng thời gian giữa 2 lần máy phát tín hiệu để tìm những thiết bị có trong tầm phát sóng của máy. Mặc định chỉ số này là 90 giây, nghĩa là cứ sau 90 giây máy mới phát đi tín hiệu tìm kiếm thiết bị có địa chỉ MAC ở trên để mở khóa máy tính. Bạn có thể giảm chỉ số này xuống, nhưng nếu giảm quá nhiều máy sẽ liên tục phát tín hiệu tìm kiếm khiến pin laptop của bạn nhanh chóng cạn kiệt.

Tiếp theo hãy đánh dấu vào mục Lock when device goes out of range để máy tính tự khóa khi không tìm được thiết bị đã đăng kí trong tầm phát sóng Bluetooth nữa. Mặc định là sau 3 lần phát tín hiệu Ping tìm kiếm thiết bị không thành công thì máy sẽ tự khóa, bạn có thể điều chỉ số lần phát tín hiệu này ở mục Look after 3 attempts to locate device.

Đánh dấu tiếp 2 mục Unlock when device comes into rangeFast Unlock để máy tự mở khóa ngay khi tìm thấy điện thoại của bạn ở gần đó, cuối cùng là nhấn Ok để kết thúc quá trình cài đặt.

Vậy là xong, bạn hãy thử rời xa khỏi tầm phát sóng của Bluetooth 1 lúc rồi quay lại để xem máy tính tự động mở khóa khi bạn tiến lại gần thú vị đến thế nào, đừng quên rủ bạn bè đến để xem màn ảo thuật lý thú này của bạn.
Chúc bạn thành công.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Máy tính của bạn mạnh mẽ đến mức nào?


Bạn muốn biết máy tính mình mạnh mẽ đến mức nào? Liệu đã đến lúc cần thay thế mới hoặc nâng cấp cấu hình? Bạn muốn kiểm tra sức mạnh thực sự của bộ máy tính mình đang dự định mua? Auslogics BenchTown sẽ giúp bạn trả lời đầy đủ những câu hỏi trên.
Đôi khi, trong quá trình sử dụng máy tính, hẳn bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu máy tính mình đang sử dụng có thực sự mạnh mẽ? Và mạnh mẽ đến mức nào? Rồi hẳn bạn sẽ muốn so sánh sức mạnh của 2 bộ máy tính với nhau, máy tính của bạn với những người bạn bè khác…

Đặc biệt, trong trường hợp bạn dự định mua máy tính (máy tính mới hoặc mua lại máy tính cũ), nhất là chọn mua laptop, bạn đang phân vân giữa 2 sản phẩm với nhau và muốn tìm ra câu trả lời sản phẩm nào mạnh mẽ hơn, liệu các linh kiện của sản phẩm đó có đúng với thông tin như lời quảng cáo…?

Auslogics BenchTown là công cụ miễn phí, cho phép thực hiện các quá trình kiểm tra hiệu suất hoạt động các bộ phận trên hệ thống để đánh giá tổng quan tốc độ của hệ thống.

Dựa vào kết quả kiểm tra của phần mềm, bạn sẽ biết được các thiết bị có hoạt động với đầy đủ sức mạnh hay không, và bộ phận nào cần thay thế để giúp máy tính cải thiện hiệu suất và tốc độ.

Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp thêm tính năng để theo dõi chi tiết cấu hình của hệ thống, để biết rõ thông tin các linh kiện đang có và nguồn gốc của chúng…

Download phần mềm tại đây

Sau khi cài đặt, kích hoạt để sử dụng phần mềm. Giao diện phần mềm khá đơn giản.

Để bắt đầu quá trình kiểm tra và đánh giá sức mạnh hệ thống, bạn chỉ việc nhấn vào nút Rate now.



Phần mềm sẽ tự động tiến hành các bước kiểm tra để cho điểm toàn diện hệ thống. Phần mềm sẽ lần lượt kiểm tra từng yếu tố của máy tính, bao gồm: Tốc độ xử lý của CPU, tốc độ đọc/ghi của bộ nhớ, tốc độ đọc/ghi dữ liệu của ổ cứng, khả năng xử lý đồ họa 2D và khả năng xử lý đồ họa 3D.


Đặc biệt trong quá trình kiểm tra, khi đến bước kiểm tra khả năng xử lý đồ họa, phần mềm sẽ hiện thị 1 hộp thoại với đầy đủ màu sắc thay đổi liên tục để kiểm tra tốc độ xử lý đồ họa 2D và một hộp thoại gồm các đối tượng 3D để đánh giá tốc độ xử lý đối tượng 3D.
Hộp thoại kiểm tra khả năng xử lý đồ họa 2D





Hộp thoại kiểm tra khả năng xử lý 3D



Sau khi hoàn tất toàn bộ các quá trình kiểm tra, phần mềm sẽ đưa ra tổng số điểm về sức mạnh của hệ thống, và điểm chi tiết cho từng thiết bị.

Đây là kết quả sau khi kiểm tra máy của mình.

Dựa vào đây, bạn có thể biết chính xác được thành phần nào của phần cứng làm ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn bộ hệ thống để từ đó tìm ra được giải pháp phù hợp để thay thế và cải thiện hiệu suất hệ thống. Ví dụ, nếu điểm số của tốc độ xử lý RAM quá thấp, bạn có thể tăng thêm dung lượng bộ nhớ RAM để cải thiện.

Với trường hợp điêm số về khả năng xử lý đồ họa thấp, bạn có thể thay thế mới 1 card đồ họa, với thông số cao hơn.

Trong trường hợp ổ cứng bị đánh giá thấp, bạn có thể sử dụng các công cụ để chống phân mảnh đĩa hoặc các công cụ để quét dọn file rác trên ổ cứng để thực hiện các bước tối ưu và cải thiện tốc độ ổ cứng.

Sau khi thực hiện tối ưu ổ cứng, và thay thế RAM, card màn hình (nếu đủ điều kiện), bạn có thể sử dụng Auslogics Benchtown để thực hiện lại quá trình kiểm tra và chấm điểm sức mạnh hệ thống để xem xét sự thay đổi so với trước đây. Để tiến hành kiểm tra và chấm điểm lại, bạn nhấn nút Rate Again từ trang kết quả.

Đặc biệt, phần mềm còn cung cấp tính năng, cho phép hiển thị chi tiết cấu hình của hệ thống. Để sử dụng tính năng này, bạn chọn tab System Information.

Lưu ý: khi chọn tab này, bạn phải chờ chừng 1-2 phút thì phần mềm mới hiển thị thông tin cấu hình do phần mềm cần thời gian để thu thấp chi tiết thông tin về cấu hình.

Tại đây, bạn có thể xem chi tiết về cấu hình như hãng sản xuất của mainboard, bộ nhớ, ổ cứng, card màn hình… và thông số các thiết bị… dựa vào những chi tiết này, bạn có thể biết rõ nguồn gốc sản phẩm mình đang sử dụng (có đúng với cấu hình quảng cáo hay không).



Tính năng này thực sự hữu ích với những ai dự định mua máy tính mới (hoặc mua lại) muốn kiểm tra xem cấu hình của máy có đúng với quảng cáo hay không.

Trên đây là những tính năng hữu ích mà Auslogic Benchtown cung cấp cho người dùng. Phần mềm sẽ là trợ thủ cực kỳ đắc lực trong trường hợp bạn cần mua máy tính mới, cũng như giúp bạn đánh giá tổng thể hệ thống để xem đã đến lúc phải nâng cấp phần cứng hay chưa.
Theo www.thuthuat24h.com

Bài đăng phổ biến