Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Collocation pelmanism


Collocation pelmanism
This activity follows on from the Think article Lexical exploitation of texts. It is often necessary to recycle new words several times in class before they become part of learners' active vocabulary, and the same is true of collocations. Whether the collocations are introduced through a text, as described in the article, or explicitly taught, the memory game pelmanism can provide a useful review activity in a later lesson.
Preparation
Three example sets of collocations are included below, as well as a template for producing your own. I have found that about twelve collocations (i.e. 24 cards to match in pairs) works well.
Procedure
  • Give students, in groups of 3-4, a set of cut-up cards, and instruct them to place all the cards face-down and spread them out on the table.
  • The first student turns over two cards. If the two cards form a strong collocation, he keeps the pair and has another go.
  • If the cards do not collocate, he turns them over again, leaving them in the same position on the table, and the next student has a turn.
  • The winner is the person who has most pairs at the end.
  • In order to collect pairs, learners need to remember the position of the cards as well as the collocations, so it's important that they do not move the cards around too much. It's also a good idea to demonstrate the game with a strong student the first time you use it in class. If you later use the same activity again, you'll probably find that learners remember what to do.

Downloads
Blank template 179k
Tip: When producing your own sets of cards, make sure there are not too many possible collocations other than the ones you intend to practise. It can be very difficult to include only one possible way of combining words, so tell students to look for common collocations, or specifically those covered in the previous class.
Verb-noun collocations for routines (Elementary) 157k
L1 interference can often lead to incorrect verb-noun collocations such as 'take a cup of coffee'. This set of cards practises common verb-noun collocations for routines.
Business English collocations (Intermediate+) 184k
In the business world, there are a huge number of collocations which express specific ideas very succinctly, for example, 'customer service','quality control'. If learners are not familiar with these collocations, they will be forced to explain the concept, which is likely to lead to errors and puts a strain on the listener. This set focuses on business-related noun-noun collocations, which can be particularly problematic for learners.
Collocations with phrasal verbs (Higher / advanced) 150k
Advanced level learners may be aware of the meanings of many phrasal verbs, but are not always able to use them appropriately. This is partly because phrasal verbs often have very specific connotations and much narrower collocational fields than the 'synonyms' we use to help learners understand their meaning. For example, if we tell learners that 'turn up' means 'arrive', this can lead to inappropriate utterances like 'What time did you turn up?', implying criticism where this may not be the intention. For this reason it's a good idea to introduce phrasal verbs in context, e.g. through a text, with their common collocates. This set of cards gives an example of how to revise such collocations in a subsequent lesson.
Catherine Morley, Teacher, Teacher trainer, Mexico 

Vocabulary activities


Spot the vocabulary
This is a visual activity which helps make the process of recalling vocabulary motivating and memorable. My students enjoy the 'suspense' aspect at the start, which really gets them involved. I find this short activity works well particularly with lower levels, for vocabulary that has been studied thematically. It can be used at any point in a lesson, as a warmer, filler or lead-in.
Preparation
You will need a picture (this could be an illustration from a book, from the web, a photo, even your own sketch!) that depicts 'things' on a particular theme which your students have recently learnt (ex: furniture/ food/ in the classroom).
Prepare one copy per group of two or more students.
Sample flashcard photos (each zip file contains a collection of images)

© All images are copyright Chris Tribble, King's College, London University and used with his kind permission.
Procedure
  • I hold up the picture so that the students cannot see it, and start building up interest by saying, 'Hey, this picture is interesting, isn't it?', 'Can't you see it?'.
  • I then ask students if they want to see the picture, turning it round for them to see just for a couple of seconds. I find my students are really eager to see more of it!
  • I then 'accept' to let them see it for a bit longer, walking round the class for each person to see the picture for a few seconds.
  • After this first 'suspense' stage, I hand out a copy of the picture to students in pairs/small groups. I tell them they have two minutes to identify and remember as many things as they can see from the picture, without writing anything down!
    (Of course you may find your students trying to 'cheat' by writing things down - which of course is fine, as this is likely to help their learning, without their realising!)
  • Once the time is up, I take back the pictures and ask students to write a list of everything they can remember.
  • I then pin up a few copies of the picture around the class for students to go up and check their list.
    • Whole-class feedback can then involve one of various possibilities, depending on the students' mood by this stage and how much more exposure to the vocabulary items the teacher feels they need:
      • students call out the items and the teacher writes them up
      • the group with the most items reads out their list for the others to check against
      • each group contributes one item/ the item that forms the longest word on their list. They can come up to the board to write this
      • the teacher and/or students pick out any items that they found difficult to remember/pronounce and try to improve their knowledge of these items.
      • A variation of this adds a 'grammar' component to the listing of the vocabulary items. Following a focus on 'There is/ There are', for example, students can write their list under these two headings. Other grammar features that work well are headings for singular/plural, countable/uncountable or adjectives.

      Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

      Điều con người cần nhất


      1. Đó là một buổi tối rất bình yên, cả nhà tôi đang cùng xem bộ phim truyền hình yêu thích thì chuông điện thoại reo. Mẹ nhấc máy. Chăm chú lắng nghe, nói “Vậy à, vậy à, ừ...”. Rồi đặt máy. Tôi thoáng thấy mẹ làm một việc rất lạ nữa - rút “giắc” cắm điện thoại. Rồi mẹ lại cùng bố con tôi xem phim. Đó là đêm cháy chợ Đồng Xuân. Bạn hàng hốt hoảng báo cho mẹ biết là lửa đã cháy đến sạp vải của nhà chúng tôi. Sau đó là những năm vay mượn, đầu tắt mặt tối, gây dựng lại từ đầu. Có lần tôi hỏi mẹ về tối hôm đó, mẹ trả lời êm ả: “Mẹ không muốn bố cuống lên rồi lao đến đó, nhỡ có làm sao...”. Cả cơ nghiệp lao đao, nhưng trong giây phút đó, mẹ chỉ nghĩ đến bố tôi.

      2. Chị tôi dành dụm vốn liếng định mua một mảnh đất ở ngoại thành. Hẹn được với người ta mang tiền đến đặt cọc, chị vội vã gọi taxi. Dọc đường, chị bắt gặp một đoàn nam phụ lão ấu hớt hơ hớt hải bồng một cô bé bị trâu húc vẫy xe xin đi nhờ lên Hà Nội cấp cứu. Chị tôi lập tức bảo anh lái xe quay xe, đưa cô bé con, người mẹ, và cả chị thẳng về Hà Nội. Mẹ cô bé tê liệt vì sợ hãi, chỉ biết ôm con khóc ròng. Một mình chị lo toan cho cô bé vào phòng cấp cứu, nhập viện, thậm chí đóng luôn cả tiền viện phí khi biết người mẹ không có nổi 100 nghìn trong túi... Khi chắc chắn là cô bé an toàn, chị mới trở về nhà. Không bao giờ nhắc đến chuyến xe ấy tốn kém bao nhiêu, tiền viện phí thế nào, hay buồn vì mảnh đất ưng ý kia không kịp đặt cọc đã qua tay người khác. Và cứ đến Tết, nhà chị lại có thêm những người khách từ quê ra.

      3. Cha tôi là một người thành đạt, cha rất yêu công việc, đi sớm về khuya, mất ăn mất ngủ. Còn mẹ tôi, trong mắt mọi người, là một phụ nữ thật bình thường với những lo toan giản dị. Nhưng có lần cha nói với tôi rằng dù cha rất yêu thích công việc, nhưng cha không cần nó, cũng như cha cũng chẳng cần lắm nhà cửa, tiền bạc. Tất cả những gì cha cần là mẹ, có mẹ là cha có tất cả, kể cả những thứ rất quý giá, như là... chúng tôi.


      Đôi khi bạn phải ngạc nhiên về những người mà bạn yêu quý. Sự an nhiên nơi tâm hồn họ. Những quyết định đơn giản mà quyết liệt. Sự bình thản của họ trước những thứ tưởng chừng rất quan trọng, nhưng lại không thật sự quan trọng. Cái cách mà họ tha thiết với con người. Giản đơn, nhưng mãnh liệt.


      Nhưng hiểu được họ, bạn sẽ hiểu được niềm vui của thuỷ thủ đoàn khi nhìn thấy đất liền, của khách lữ hành khi nhìn thấy làng mạc, của nhà du hành vũ trụ qua khung cửa tàu nhìn thấy Trái Đất, của Robinson khi có được Thứ Sáu, nụ cười âu yếm của bất kỳ ai khi thấy một em bé sơ sinh. Cả việc tại sao, con người cứ mải mê tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái Đất... Và nỗi đau đớn khôn nguôi trào ra thành nước mắt và tiếng thét khi con người vì thiên tai, vì chiến tranh, vì bệnh tật, mà phải mất nhau trong cõi nhân gian...

      Liệu bạn có nhận thấy, điều mà con người cần nhất trên thế gian này không phải danh vọng, không phải tiền bạc, không phải nhà cửa, không phải đất đai... Bạn có nhận ra không, điều mà Con Người cần nhất chính là Con Người...

      Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

      Tạm dừng

      Tạm nghĩ thời gian để học thi, sẽ sớm quay trờ lại.Cám ơn bạn đã ghé thăm.

      Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

      Khóa và mở khóa máy tính bằng điện thoại

      Bạn đặt 1 chiếc laptop có đặt mật khẩu trên bàn làm việc, khi bạn tiến lại gần và ngồi xuống trước máy tính, nó tự động mở khóa và cho bạn sử dụng. Khi xong việc và rời đi máy tính của bạn lại tự động khóa lại và yêu cầu mật khẩu giống như vía của bạn khiến chiếc máy tính sợ hãi và phải mở khóa.
       
       Dụng cụ cần thiết 
      Để làm được màn ảo thuật đặc sắc này, các bạn cần có 1 chiếc máy tính có cổng Bluetooth (thông thường chúng ta sẽ dùng laptop, nếu bạn dùng máy bàn thì bạn cần thêm 1 đầu Bluetooth cắm cổng USB), một chiếc smartphone có hỗ trợ giao tiếp Bluetooth, phần mềm Microsoft Bluetooth Stack (có sẵn trong Windows XP SP2 trở lên) hoặc WIDCOMM Bluetooth Stack và một trong những phần mềm miễn phí dưới đây.
      Trước tiên các bạn cần bật Bluetooth trên cả điện thoại và máy tính và cho chúng kết nối với nhau để máy tính có thể lấy được địa chỉ MAC của điện thoại và ngược lại. Sau đó tùy vào hệ điều hành mà bạn đang dùng trên máy tính mà bạn cài phần mềm hỗ trợ tương ứng trong 3 phần mềm đã nêu ở trên.

      Bởi mỗi hệ điều hành khác nhau sẽ có cơ chế khóa máy khác nhau nên sẽ có 3 phần mềm dùng cho 3 hệ điều hành này. Về cơ bản thì bạn có thể sử dụng bất kì thiết bị nào có khả năng kết nối Bluetooth để hoàn thành thủ thuật này, như ở bài viết này chúng ta sẽ dùng smartphone làm chìa khóa. bạn có thể sử dụng các thiết bị sử dụng Android hay iOS đều được.
      Mỗi hệ điều hành đều có cách cài đặt và sử dụng khác nhau, nhưng do mức độ phổ biến của Windows tại Việt Nam nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cài đặt cụ thể trên hệ điều hành này, các hệ điều hành khác cũng cài đặt bằng cách tương tự, chắc hẳn những bạn đủ khả năng để sử dụng hệ điều hành khác ngoài Windows sẽ đủ sức tự cài đặt những ứng dụng này trên 2 hệ điều hành còn lại.
      Các bước tiến hành
      Bật Microsoft Bluetooth Stack để máy tính và điện thoại có thể kết nối được với nhau. Sau khi cài đặt BTProximity các bạn hãy bật chương trình này lên, cách nhanh nhất là mở Start Menu và gõ BTP.

      Ứng dụng này sẽ được chạy ẩn dưới khay hệ thống, bạn hãy click chuột phải vào biểu tượng của BTProximity rồi chọn mục Configure



       Một cửa sổ mới sẽ hiện ra chứa tất cả các thông tin cần thiết để tạo ra màn ảo thuật hấp dẫn này. Đầu tiên các bạn hãy nhấn nút Install Unlock để máy tính có thể tự mở khóa khi bạn mang điện thoại đến gần máy tính (nếu không cài đặt bạn sẽ chỉ có thể tự khóa máy tính khi bạn rời khỏi máy).
       Sau khi cài đặt thành công, sẽ có 1 hộp thoại nhỏ hiện lên thông báo cho bạn biết kết quả cài đặt

      Click Ok để trở lại cửa sổ cấu hình bên trên, lúc này hãy nhấn vào dòng Manage Credentials.

      Cửa sổ Log on của Windows sẽ hiện lên, hãy chọn username và điền mật khẩu của tài khoản mà bạn muốn đăng nhập tự động bằng Bluetooth. Nhớ đánh dấu vào mục Remember my password
      Để chọn thiết bị di động sử dụng Bluetooth, các bạn hãy nhấn vào nút Select trong mục Bluetooth Mobile Device. Phần mềm sẽ tự động dò tìm các thiết bị Bluetooth trong tầm kết nối với máy tính để bạn chọn thiết bị muốn sử dụng. Với 1 số máy tính cũ, chức năng tìm kiếm các thiết bị Bluetooth khác đôi khi không hoạt động, bạn sẽ phải gõ tay địa chỉ MAC của điện thoại vào khung này

       Tại mục When in range, ping every các bạn điền khoảng thời gian giữa 2 lần máy phát tín hiệu để tìm những thiết bị có trong tầm phát sóng của máy. Mặc định chỉ số này là 90 giây, nghĩa là cứ sau 90 giây máy mới phát đi tín hiệu tìm kiếm thiết bị có địa chỉ MAC ở trên để mở khóa máy tính. Bạn có thể giảm chỉ số này xuống, nhưng nếu giảm quá nhiều máy sẽ liên tục phát tín hiệu tìm kiếm khiến pin laptop của bạn nhanh chóng cạn kiệt.

      Tiếp theo hãy đánh dấu vào mục Lock when device goes out of range để máy tính tự khóa khi không tìm được thiết bị đã đăng kí trong tầm phát sóng Bluetooth nữa. Mặc định là sau 3 lần phát tín hiệu Ping tìm kiếm thiết bị không thành công thì máy sẽ tự khóa, bạn có thể điều chỉ số lần phát tín hiệu này ở mục Look after 3 attempts to locate device.

      Đánh dấu tiếp 2 mục Unlock when device comes into rangeFast Unlock để máy tự mở khóa ngay khi tìm thấy điện thoại của bạn ở gần đó, cuối cùng là nhấn Ok để kết thúc quá trình cài đặt.

      Vậy là xong, bạn hãy thử rời xa khỏi tầm phát sóng của Bluetooth 1 lúc rồi quay lại để xem máy tính tự động mở khóa khi bạn tiến lại gần thú vị đến thế nào, đừng quên rủ bạn bè đến để xem màn ảo thuật lý thú này của bạn.
      Chúc bạn thành công.

      Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

      Máy tính của bạn mạnh mẽ đến mức nào?


      Bạn muốn biết máy tính mình mạnh mẽ đến mức nào? Liệu đã đến lúc cần thay thế mới hoặc nâng cấp cấu hình? Bạn muốn kiểm tra sức mạnh thực sự của bộ máy tính mình đang dự định mua? Auslogics BenchTown sẽ giúp bạn trả lời đầy đủ những câu hỏi trên.
      Đôi khi, trong quá trình sử dụng máy tính, hẳn bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu máy tính mình đang sử dụng có thực sự mạnh mẽ? Và mạnh mẽ đến mức nào? Rồi hẳn bạn sẽ muốn so sánh sức mạnh của 2 bộ máy tính với nhau, máy tính của bạn với những người bạn bè khác…

      Đặc biệt, trong trường hợp bạn dự định mua máy tính (máy tính mới hoặc mua lại máy tính cũ), nhất là chọn mua laptop, bạn đang phân vân giữa 2 sản phẩm với nhau và muốn tìm ra câu trả lời sản phẩm nào mạnh mẽ hơn, liệu các linh kiện của sản phẩm đó có đúng với thông tin như lời quảng cáo…?

      Auslogics BenchTown là công cụ miễn phí, cho phép thực hiện các quá trình kiểm tra hiệu suất hoạt động các bộ phận trên hệ thống để đánh giá tổng quan tốc độ của hệ thống.

      Dựa vào kết quả kiểm tra của phần mềm, bạn sẽ biết được các thiết bị có hoạt động với đầy đủ sức mạnh hay không, và bộ phận nào cần thay thế để giúp máy tính cải thiện hiệu suất và tốc độ.

      Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp thêm tính năng để theo dõi chi tiết cấu hình của hệ thống, để biết rõ thông tin các linh kiện đang có và nguồn gốc của chúng…

      Download phần mềm tại đây

      Sau khi cài đặt, kích hoạt để sử dụng phần mềm. Giao diện phần mềm khá đơn giản.

      Để bắt đầu quá trình kiểm tra và đánh giá sức mạnh hệ thống, bạn chỉ việc nhấn vào nút Rate now.



      Phần mềm sẽ tự động tiến hành các bước kiểm tra để cho điểm toàn diện hệ thống. Phần mềm sẽ lần lượt kiểm tra từng yếu tố của máy tính, bao gồm: Tốc độ xử lý của CPU, tốc độ đọc/ghi của bộ nhớ, tốc độ đọc/ghi dữ liệu của ổ cứng, khả năng xử lý đồ họa 2D và khả năng xử lý đồ họa 3D.


      Đặc biệt trong quá trình kiểm tra, khi đến bước kiểm tra khả năng xử lý đồ họa, phần mềm sẽ hiện thị 1 hộp thoại với đầy đủ màu sắc thay đổi liên tục để kiểm tra tốc độ xử lý đồ họa 2D và một hộp thoại gồm các đối tượng 3D để đánh giá tốc độ xử lý đối tượng 3D.
      Hộp thoại kiểm tra khả năng xử lý đồ họa 2D





      Hộp thoại kiểm tra khả năng xử lý 3D



      Sau khi hoàn tất toàn bộ các quá trình kiểm tra, phần mềm sẽ đưa ra tổng số điểm về sức mạnh của hệ thống, và điểm chi tiết cho từng thiết bị.

      Đây là kết quả sau khi kiểm tra máy của mình.

      Dựa vào đây, bạn có thể biết chính xác được thành phần nào của phần cứng làm ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn bộ hệ thống để từ đó tìm ra được giải pháp phù hợp để thay thế và cải thiện hiệu suất hệ thống. Ví dụ, nếu điểm số của tốc độ xử lý RAM quá thấp, bạn có thể tăng thêm dung lượng bộ nhớ RAM để cải thiện.

      Với trường hợp điêm số về khả năng xử lý đồ họa thấp, bạn có thể thay thế mới 1 card đồ họa, với thông số cao hơn.

      Trong trường hợp ổ cứng bị đánh giá thấp, bạn có thể sử dụng các công cụ để chống phân mảnh đĩa hoặc các công cụ để quét dọn file rác trên ổ cứng để thực hiện các bước tối ưu và cải thiện tốc độ ổ cứng.

      Sau khi thực hiện tối ưu ổ cứng, và thay thế RAM, card màn hình (nếu đủ điều kiện), bạn có thể sử dụng Auslogics Benchtown để thực hiện lại quá trình kiểm tra và chấm điểm sức mạnh hệ thống để xem xét sự thay đổi so với trước đây. Để tiến hành kiểm tra và chấm điểm lại, bạn nhấn nút Rate Again từ trang kết quả.

      Đặc biệt, phần mềm còn cung cấp tính năng, cho phép hiển thị chi tiết cấu hình của hệ thống. Để sử dụng tính năng này, bạn chọn tab System Information.

      Lưu ý: khi chọn tab này, bạn phải chờ chừng 1-2 phút thì phần mềm mới hiển thị thông tin cấu hình do phần mềm cần thời gian để thu thấp chi tiết thông tin về cấu hình.

      Tại đây, bạn có thể xem chi tiết về cấu hình như hãng sản xuất của mainboard, bộ nhớ, ổ cứng, card màn hình… và thông số các thiết bị… dựa vào những chi tiết này, bạn có thể biết rõ nguồn gốc sản phẩm mình đang sử dụng (có đúng với cấu hình quảng cáo hay không).



      Tính năng này thực sự hữu ích với những ai dự định mua máy tính mới (hoặc mua lại) muốn kiểm tra xem cấu hình của máy có đúng với quảng cáo hay không.

      Trên đây là những tính năng hữu ích mà Auslogic Benchtown cung cấp cho người dùng. Phần mềm sẽ là trợ thủ cực kỳ đắc lực trong trường hợp bạn cần mua máy tính mới, cũng như giúp bạn đánh giá tổng thể hệ thống để xem đã đến lúc phải nâng cấp phần cứng hay chưa.
      Theo www.thuthuat24h.com

      Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

      Khắc phục thẻ nhớ bị lỗi

      Mấy bữa nay thẻ nhớ bị lỗi,lên mạng kiếm cách khắc phục mà thông tin nhiều quá nên mù cà lên.Mới tìm được bài hay trên net, chia sẻ với mọi người.


      Cách 1: Format bằng chính máy của mình
      Đây là cách đơn giản nhất, nếu được xin chúc mừng. Còn không, chuyển sang cách 2

      Cách 2: Format bằng PC
      Cần 1 bộ đọc thẻ nhớ + thẻ nhớ bị corrupted (điều đương nhiên)
      Cắm thẻ nhờ vào đầu đọc thẻ và connect card reader vào PC
      Tìm đến ổ đĩa of thẻ nhớ trên PC
      Right click >> properties >> format.
      Chọn file system là FAT, rồi click vào format (phải chắc chắn là không để ở chế độ quick format nhé).
      Chờ nó format xong. Nếu ok, chúc mừng bạn. Nếu không ok, nó sẽ hiện lên1 thông điệp là "Window was unable to complete the format".
      Lưu ý: Phần lớn thẻ nhớ sẽ ok nếu làm công đoạn này.
      If vẫn ko đc thì, chuyển sang cách 3.

      Cách 3: Dùng trình mmcmedic để giải quyết vần đề vô cùng khó tả này
      Đây là trình format thẻ nhớ cực kỳ hiệu quả và chất lượng. Các bạn nào dùng Symbian nên tự trang bị cho mình 1 bộ .
      Down trình mmcmedic. Down về giải nén rar rồi double click.
      Chọn "Enter the capacity of the MMC" là bằng dung lượng thẻ nhớ của bạn
      Choose the MMC driver letter: là ổ đĩa của thẻ nhớ bạn trên PC, click vào format MMC. Chờ 1 chút cho nó format xong.

      Bạn có thề tải tại đây



      Nếu ok, bạn thử sang window explorer, click vào thẻ nhớ của bạn, nếu nó không bắt format nữa là ok rùi. Còn nếu... Nó bắt format hix.... thẻnhớ của bạn khó chữa rồi đấy. Cực kỳ chia buồn ở giai đoạn này.
      Tốt nhất là chịu khó chuyển sang cách 4 vậy. Chúc may mắn.

      Cách 4: Fortmat từ dòng lệnh
      Cách này gần như là liều thuốc cuối cùng cho trái tim của bạn rồi.Không được nữa thì thì 99.99% là say bye bye với thẻ nhớ of bạn đi làvừa...
      Vào start >> run >> gõ CMD
      Sẽ hiện lên 1 cửa sổ lệnh màu đen giống như hệ điều hành DOS
      Giờ bạn gõ lệnh này vào FORMAT E: /FS:FAT và enter
      Lưu ý: Ổ E ở trên là tùy vào từng máy, mình lấy ổ E là ví dụ của máymình còn lại có thể F, H.... Nhưng chắc chắn là không phải C nhé. Khônggõ C vào khóc tiếng mán gọi cho mình là mình táng chít á ^__^
      Tùy trường hợp, format kiểu này lại được trong khi format bằng window thì bó tay. bạn nên thử xem.
      Nếu được, nó sẽ hiện ở dòng cuối cùng là "Format complete". Còn nếukhông nữa.... ặc ặc... chuyển... sang... bước... cuối... cùng

      Cách 5: Format bằng các device khác (như Ngage, 9210i, pocket PC... bất kỳ cái gì dùng thẻ nhớ).
      Mượn máy của bất kỳ ai đó có thể mà hỗ trợ thẻ nhớ, cắm vào, format thử xem. Nếu dùng 9210i nhớ chọn format theo kiểu cứu thẻ
      Đây là 1 cách cầu may, có thể được có thể không. If không đc nữa bạnnên move nó vào chi mộ là vừa rồi chạy ra tiệm mua thẻ nhớ mới
      (Bài viết được lấy bên motofunvn, chân thành cảm ơn tác giả đã có 1 bài viết hay)

      Bài đăng phổ biến